⭐ Khóa học tester nhận được nhiều quan tâm nhất tại Testing VN là khóa Fresher Tester. Đây cũng là lớp nhận được yêu cầu tư vấn nhiều nhất. Cũng dễ hiểu là vì đa phần học viên lớp này là các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về công việc kiểm thử phần mềm, hay được gọi là “nghề tester” có cả các bạn học ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) và trái ngành (không phải ngành CNTT – hay được gọi là Non-IT).
Trong quá trình tìm lớp học và nơi học tester, nhiều bạn chủ động thêm địa danh vào khoá như “Khóa học tester tại Tp.HCM” hay “Khoá học tester tại HN” để tìm nơi dạy tester gần nơi mình ở để có thể tham gia trực tiếp trên lớp học. Bài viết này sẽ so sánh một số ưu điểm và khuyết điểm của hai hình thức học tester online và offline (trực tiếp) giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chọn lựa nơi đào tạo phù hợp.
Biểu đồ trên là khảo sát ngành học của học viên các lớp Fresher Tester tại Testing VN trong năm 2022.
Mời xem thêm tổng quan về kiểm thử phần mềm ở bài viết này.
Các khóa học tại Testing VN
Trong các khoá học dành cho tester tại TVN thì Fresher Tester là khóa có số lượng đông nhất. Tiếp theo đó là lớp:
Có thể thấy rằng là sau khi bạn được trang bị nền tảng tốt, càng lên vị trí cao hoặc khi càng có nhiều kinh nghiệm làm việc thì bạn sẽ tự trang bị dần dần kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về kiểm thử phần mềm. Các lớp khác Fresher Tester là dành cho những bạn tester (hay QA, QC nói chung) đang đi làm.
Nên chọn khoá Fresher Tester hay ISTQB?
“Em trái ngành, để bắt đầu làm tester thì nên học lớp Fresher Tester hay ISTQB?” là câu hỏi mà bản thân mình gặp nhiều nhất. Tiếp sau đó là “anh hãy giải thích sự khác nhau giữa 2 khóa học này!”
Rất khó để giải thích cho các bạn ấy hiểu (nhất là những bạn không làm trong nhóm phát triển phần mềm) nên mình hay nói “để bắt đầu thì nên học Fresher Tester trước, nó ít kiến thức nhưng có nhiều kỹ năng cần thiết để có thể làm được tester manual. ISTQB thì dành cho ai đang đi làm tester hoặc đã học xong lớp Fresher Tester vì kiến thức nó rất nhiều và rộng.”
Và đây là nội dung lớp Fresher Tester tại Testing VN.
Hình thức học phù hợp cho người mới bắt đầu
Khi gọi điện thoại cho mình, nhiều bạn nghĩ rằng Testing VN là ở Hà Nội và một số bạn khác thì hỏi “Testing VN có chi nhánh ở Đà Nẵng không?” Sau khi giải thích và đính chính thì cũng nhiều bạn không đăng ký học lớp mình dạy vì “em chỉ muốn học offline trực tiếp trên lớp.” Rất tiếc vì điều đó nhưng mình không thể giúp gì được, vì Testing VN chỉ có một “chi nhánh” chính là ở TP.HCM thôi.
Là người mới bắt đầu tìm hiểu về kiểm thử phần mềm thì nên chọn hình thức học nào cho hiệu quả? KHÔNG có câu trả lời nào là chính xác cả, vì mỗi người có cách học hiệu quả khác nhau. Có bạn thì thích học online (từ xa qua mạng internet), có bạn thì thích học offline (trực tiếp trên lớp). Dưới đây mình phân tích một số lợi ích và khó khăn của hai hình thức học này để các bạn tham khảo nha.
Học tester online
Lợi ích của việc học tester qua hình thức trực tuyến
- Hỏi đáp trực tiếp, tức thời: Lưu ý, đây không phải là tự học qua video như trên Udemy hay Youtube, nên các bạn có thể hỏi trực tiếp giáo viên trong buổi học.
- Thời gian di chuyển: Không tốn thời gian di chuyển, không gặp cảnh kẹt xe, và không bị khói bụi, ngập nước cản bước chân trong quá trình học tập.
- Thiết bị học tập: Không cần gì nhiều ngoài máy tính (để bàn hay laptop cũng được) và cấu hình cũng không cần cao, chỉ cần có tai nghe và mạng ổn định là được.
- Khoảng cách: dù bạn ở đâu vẫn có thể đăng ký học được khóa học và trung tâm mà mình thích.
Khó khăn của việc học tester qua hình thức trực tuyến
- Động lực học tập: Ở nhà mà, học thì cũng không mở cam (camera) nên nếu thầy cô có gọi tên mình, và không trả lời bài được thì cũng không ai biết mình là ai, nên không sao. Suy nghĩ này có thể làm cho bạn ỷ lại, không chuẩn bị bài trước khi lên lớp cũng không sao.
- Chủ động kết nối: Khi học qua hình thức online thì thường sẽ không “giao tiếp bằng mắt” với giáo viên nên nếu bạn “bị đơ” (không hiểu bài ở khúc nào đó) thì giáo viên cũng không biết. Nếu bạn chủ động mở mic lên và hỏi thì giáo viên sẽ dừng lại và trả lời cho bạn. Nếu bạn ngại và im luôn thì xem như bạn bị lỗ ^^ Mình khuyến khích các bạn nên mạnh dạn hỏi khi tham gia học online để giảm bớt phần bất lợi cho bản thân mình nha.
- Chất lượng buổi học: Mạng internet mạnh hay yếu sẽ ảnh hưởng một phần. Nếu ở trọ và chia sẻ wifi với cả xóm thì có thể bạn gặp trở ngại lớn trong quá trình học online. Chất lượng mạng này trực tiếp ảnh hưởng đến kết nối giữa máy tính của bạn với internet chứ không phải do phía Trung tâm đào tạo tester. Bạn có thể cân nhắc sử dụng mạng riêng cho gia đình mình là ổn, không cần phải mạnh đâu. Lựa chọn thay thế là nếu hôm nào mạng yếu quá, bạn hay bị “văng ra khỏi lớp học” thì xem lại video quay lại buổi học sau đó (nếu có – Lớp Fresher Tester tại Testing VN ghi lại mọi buổi học).
Học tester offline
Lợi ích của việc học tester tại lớp
- Động lực học tập: Nhìn bạn bè thầy cô nên mình cũng có khí thế học tập hơn. Không chuẩn bị bài, lỡ giáo viên (thầy/cô) kêu tên mình hỏi bài cũ mà không trả lời được cũng bị quê nên bắt buộc phải siêng học hơn.
- Không khí học tập: Nói gì thì nói, ngồi chung với các bạn vẫn có cảm giác thích hơn ngồi một mình. Nhiều bạn nhận xét “cảm giác lâu lắm rồi mới có lại như thời còn cắp sách đến trường,” làm cho các bạn thích học hơn từ đó học tốt hơn.
- Chủ động kết nối: Trong lúc giảng bài, qua nét mặt các bạn, giáo viên sẽ nhận biết ngay tức thời bạn nào đang bị đơ (không hiểu). Có thể tìm cách giải thích theo một hướng khác để bạn có thể hiểu bài tốt hơn, hoặc giảng viên sẽ hỏi đích danh bạn luôn, và tìm cách ví dụ cho bạn hiểu bài. Điều này cũng giúp bổ sung kiến thức cho các bạn học online đang cùng tham gia buổi học.
Khó khăn của việc học tester tại lớp
- Di chuyển: đa phần các Trung tâm đều ở những thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, hoặc Đà Nẵng nên nếu bạn ở xa tầm 10km là bắt đầu cảm nhận được sự khó khăn khi di chuyển trong đô thị. Hôm nào gặp cảnh kẹt xe thì xác định bỏ nửa buổi học.
- Thời tiết bất lợi: Cũng liên quan đến di chuyển, mùa mưa thì ướt át, chưa kể các thành phố lớn hay bị ngập đường. Mùa nắng thì khói bụi. Cái không riêng gì đi học, mà đi làm hay đi đâu cũng vậy.
- Mất thời gian di chuyển: dù ở gần hay ở xa trung tâm đào tạo, bạn cũng phải đi xe hoặc xe ôm. Nếu học online, thì chỉ cần tìm một góc/chỗ ngồi yên tĩnh hoặc sắm bộ tai nghe chống ồn là xong.
Một học viên lớp Fresher Tester đã chia sẻ trên Google https://goo.gl/maps/1jsCXThmuvPkq9nu6
Nên chọn học tester Online hay Offline?
Vậy, chọn hình thức học tester online hay offline đều có những ưu nhược điểm khác nhau tuỳ theo bạn phù hợp với hình thức nào hơn, nghĩa là nó giúp bạn học hiệu quả hơn. Với hình thức học tester online, bất kể bạn đang ở đâu trên trái đất này cũng có thể đăng ký tham gia khóa học của trung tâm mà mình thích. Tuy nhiên, nếu bạn không phù hợp với hình thức online này, nếu bạn không điều chỉnh để phù hợp với hình thức học online thì cũng khó làm việc trong ngành phát triển phần mềm, đó là một trong những lý do làm cho ngành này ngày càng trở nên thu hút giới trẻ.
Qua những thông tin phân tích trên, hẳn bạn đã có lựa chọn cho riêng mình rồi hen. Chúc bạn học tốt và thành công trên con đường tester của mình. Hạn gặp bạn trong một số buổi offline chia sẻ kiến thức do TVNClub tổ chức – Bạn có thể xem lại video các buổi này ở đây nhé Testing VN on Youtube.
Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là 3 câu hỏi mà mình thường gặp nhất khi tư vấn cho các bạn hỏi qua fan page https://www.facebook.com/testingvn
Có nhiều lý do dẫn đến điều này, tuy nhiên có thể qua thời gian giãn cách do tình hình Covid thì ngành phát triển phần mềm vẫn có thể làm việc được. Phần lớn các công ty IT chuyển sang làm việc từ xa (work from home – hay viết tắt WFH). So với các ngành nghề khác như Kế toán và nhân viên Ngân hàng, thì thu nhập của các bạn tester vẫn bảo đảm. Nên mình thấy nhiều bạn đang làm Kế toán thì chuyển hướng sang tìm hiểu các khóa học tester. Và cũng có thể do thu nhập cao hơn so với các ngành khác.
Cũng như bao ngành khác, ví dụ học làm bánh, nấu ăn là rất khó đối với mình nhưng lại dễ với người khác. Mỗi người có một năng khiếu và khả năng tiếp thu/tiếp nhận kiến thức, kỹ thuật, và công việc khác nhau. Nhìn chung là không quá khó để bắt đầu. Nhưng càng về sau thì càng nhiều kiến thức liên quan đến kỹ thuật phát triển phần mềm cần phải tìm hiểu.
Bạn học ngành gì cũng có thể học được tester cả. Nhưng để làm tốt công việc của tester (kiểm thử phần mềm) thì bạn phải còn học thêm nhiều kiến thức khác trong suốt quá trình đi làm tester. Ở Testing VN cũng rất nhiều bạn thành công với lựa chọn làm tester. Để thành công bạn phải nỗ lực gấp nhiều lần những bạn học CNTT, có thể nói gấp đôi ba lần.
Trên đây là những chia sẻ của mình xung quanh vấn đề học tester, nếu bạn cần giải đáp thắc mắc hay có câu hỏi, chia sẻ gì vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết. Cám ơn.
Happy testing!
Tôi muốn được tư vấn khoá học đối với người trái ngành
Hi Phương,
Bạn vui lòng gọi 0908 045 00nam để chị Trang tư vấn lớp học phù hợp cho bạn nhé.
Cám ơn
Tôi muốn dk khóa tester cho người mới bắt đầu. 0367866933 xin lhe tôi
Kết thúc khóa học có cấp chứng chỉ không ạ
Em muốn tư vấn khoá tester. 0362147263 số dth em mong được hỗ trợ qua điện thoại ạ